'SR FASHION BUSINESS TALK Ep7: RETAIL MANAGEMENT - How the world\'s top brands do it?'

'SR FASHION BUSINESS TALK Ep7: RETAIL MANAGEMENT - How the world\'s top brands do it?'
55:24 Aug 21, 2023
'Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với nhiều thương hiệu lớn nhỏ, đặc biệt là những thương hiệu thời trang nội địa. Thế nhưng, nếu những nhãn hàng quốc tế như Zara, H&M,… đã xây dựng được bộ máy bán hàng và vận hành hiệu quả thì các thương hiệu bản địa lại chưa tìm được phương hướng cũng như cách thiết lập một chiến lược kinh doanh bài bản.  Qua sự kiện SR Fashion Business Talk Ep7: Fashion Retail Management: How the World’s Top Brands Do It các diễn giả đã có dịp chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể để giải quyết vấn đề chung mà chủ các doanh nghiệp thường gặp phải khi kinh doanh thời trang.   Chị Châu Nguyễn, General Manager tại ACFC, người chịu trách nhiệm quản lý các thương hiệu như GAP, Old Navy, Banana Republic,… đã chia sẻ về những lầm tưởng mà nhiều người nhìn nhận đối với vị trí nhân viên sale, đưa ra những con số trong quá trình bán hàng tại các thương hiệu quốc tế cũng như nêu ra các ví dụ cụ thể về Visual Merchandising (tạm dịch: Trưng bày sản phẩm). Anh Tony Nguyễn với hơn 12 năm làm việc cùng Gucci, Kenzo, Delpozo,… cũng bật mí tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên bán hàng và cách thức training vô cùng bài bản của các thương hiệu quốc tế, làm sao để tạo cho khách hàng cảm giác tốt nhất khi bước chân vào bất kỳ cửa hàng nào.  Câu hỏi thứ nhất(4:28): Một thương hiệu nước ngoài về Việt Nam set up cửa hàng  thì sẽ làm gì những bước gì?  Câu hỏi thứ 2(8:02): Trước khi mình mở cửa hàng tính toán kế hoạch kinh doanh phải phân tích về khả năng lời và lỗ của cửa hàng đó tầm khoảng 1 năm- 2 năm. Thường chúng ta có cách nào để tính lời và lỗ?  Câu hỏi thứ 3(12:38): Dựa trên kinh nghiệm của mọi người rong ngành bán lẻ thì thương hiệu thời trang trong Shopping Mall có doanh số trung bình 1 tháng bao nhiêu?  Câu hỏi số 4(15:32): Các thương hiệu về Viet Nam cần thời gian bao lâu để mở cửa hàng? Thường trong thời gian đó  sẽ không có doanh thu vào thì họ làm sao? Làm sao để họ tồn tại trong thời gian đó và rút ngắn nó nhất có thể?  Câu hói số 5(25:46): Vậy Tony có thể cho biết trong cửa hàng làm sao để điều hành nhân viên chạy được Target đặt ra?  Câu hỏi số 6(27:01): Các thương hiệu quốc tế quản lí hàng hoá như thế nào ?  Câu hỏi số 7(28:47): Ngoài việc quản lí cửa hàng thì việc đặt hàng hợp với thị hiếu khách hàng của mình nó rất quan trọng, thì làm sao chúng ta có thể chọn mua được các hàng hoá phù hợp thị hiếu khách hàng?  Câu hỏi số 8(34:23): Tony có thể chia sẻ team Operation sẽ cung cấp những thông tin gì cho team Buying khi mua hàng hoá?  Câu hỏi số 9(37:31): Châu có thể chia sẻ với con đường phát triển của 1 nhân viên Sale trong ngành thời trang như thế nào không?  Câu hỏi số 10(40:18):  Tiêu chí tuyển 1 nhân viên bán hàng?  Câu hỏi số 11(40:21):  Quy trình training về BST mới cho nhân viên cửa hàng.  Câu hỏi số 12(47:42): Những thương hiệu thời trang lớn như Zara, Cotton On thường có chương trình khuyến mãi nào để giữ chân khách hàng?  Câu hỏi số 13(50:36): Trong mỗi 1 mùa các bạn có áp lực mang hàng mới vào, hàng cũ chưa bán được. Trường hợp này làm cho dòng tiền của mình bị hụt. Vậy làm sao để quản lý dòng tiền hiệu quả?  Câu hỏi số 14(53:20): Thời trang là ngành tạo ra rất nhiều hàng tồn các thương hiệu thời trang ở VietNam cũng vậy. Các thương hiệu lớn xử lí hàng tồn như thế nào? Khi chúng ta bán giảm giá hết mùa mà hàng vẫn chưa hết thì phải xử lý ra sao?' 

Tags: fashion business , fashion retail , sr fashion business talk , style republik , kinh doanh thời trang , tran ha mi , retail managment , bán lẻ thời trang , thời trang Việt , Zara Vietnam

See also:

comments

Characters